Mình không thích chanh tươi, nhưng mình có thể chọn pha chanh đường vì

Mình không thích chanh tươi, nhưng mình có thể chọn pha chanh đường vì

Vì nếu cuộc đời là 1 đường tròn hoàn mỹ, hẳn không ai muốn chọn lựa hay thay đổi để cuộc đời “tròn” hơn cả. Mượn triết lý sống wabi sabi của người Nhật, mình thừa nhận cuộc sống vô thường, bất toàn và không hoàn hảo. Chính điều này mới trở thành động lực cho sự phát triển và đổi mới, để có được cuộc sống thăng cấp hơn và tốt đẹp hơn.

“Nếu không có phương pháp tư duy đúng đắn hoặc đạo đức nghề nghiệp để tiến hành những thay đổi đó, lời khuyên sẽ mãi chỉ là lời khuyên.”

 “Đời ném ta chanh, xử nhanh bằng đường” của tác giả Zack Friedman đã giúp mình hiểu được để thay đổi cuộc đời, chúng ta cần trải qua bật 5 công tắc quan trọng lên để “đổi màu” cuộc đời xám nhạt thành cuộc đời rực rỡ mà ai ai cũng ao ước.

Mở đầu tác giả vẽ cho chúng ta thấy bức tranh toàn cảnh các nội dung chính sắp đề cập bên trong, đồng thời không quên diễn giải lý do vì sao ta nên sử dụng 5 công tắc này để thay đổi cuộc đời. Đây là một trong những điểm mình đánh giá cao ở quyển sách vừa self-help vừa kỹ năng “nặng ký” này.

Thứ tự 5 công tắc được thiết kế logic rõ ràng theo hướng thay đổi từ gốc đến ngọn, từ cốt lõi vấn đề là góc nhìn, đánh giá rủi ro, đến việc xây dựng sự độc lập, nhận biết bản thân và đưa ra hành động. Mỗi chương, tác giả sẽ có hướng tiếp cận khác nhau, nhưng tất cả đều có điểm chung nhất định giúp người đọc dễ nắm bắt thông điệp như:

Tìm hiểu thêm:  Tại sao nói “48 nguyên tắc chủ chốt của quyền lực” là một trong những quyển sách gây tranh cãi nhất thế kỷ XXI?

–         Đưa luận điểm kèm dẫn chứng minh hoạ cụ thể,

–         Câu chốt lại thông điệp cuối mỗi chương,

–         Những chỉ dẫn, bài tập thực hành song song lý thuyết,

–         Mở rộng quan điểm với những lời khuyên, động viên hữu ích.

Sự liên kết các chương nằm ở chỗ “kiểu người”. Nếu bạn chọn kiểu người A thì sẽ tương đương với (cách đánh giá rủi ro, xây dựng tính độc lập, thấu hiểu bản thân và hành động) A’. Tác giả luôn truyền tải thông điệp một cách nhất quán và đồng bộ để thể hiện rõ cho độc giả thấy 1 điều, rằng việc bạn muốn mình trở thành ai sẽ quyết định bạn sống cuộc đời như thế nào.

Mình cực thích cách tác giả trình bày nội dung rất có tính hệ thống, ngắn gọn súc tích và dễ hiểu. Độc giả có thể vừa đọc vừa ghi chú lại, lưu trữ vào sổ tay hoặc dán những câu trích dẫn truyền cảm hứng tại nơi dễ thấy nhất, như để tự nhắc nhở mình phải hành động để tạo ra sự thay đổi.

Thêm 1 điểm đắt giá mình nhận ra trong suốt quá trình đọc sách, tác giả liên tục đặt nhiều câu hỏi phản biện như

  • Làm thế nào để tìm thấy công việc trong mơ chỉ trong vòng chưa đầy 2 phút?

  • Làm thế nào để đạt mục tiêu trong 5 phút?

  • Tại sao bạn cần cá nhân hoá vấn đề?

  • Tại sao thất bại là bạn tốt của ta?

  •   …

Tìm hiểu thêm:  Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư góp mặt trong tuyển tập truyện ngắn của các tác giả châu Á nổi bật

Từ điểm này mình có thể học cách tác giả tự phản biện và đào sâu vấn đề. Mình rất khuyến khích bạn đọc đừng chỉ thụ động tiếp nhận thông tin, mà hãy đọc 1 cách chủ động, dùng tư duy phản biện để chiêm nghiệm nhiều hơn vấn đề tác giả đưa ra. Đồng thời, hãy mở tâm, mở lòng, mở trí óc, hãy để bản thân trở nên “vô tri nhất” có thể, tạm gác những điều đã biết sang một bên thì việc tiếp thu kiến thức từ sách sẽ hiệu quả hơn.

Một quyển sách đáng đọc đến từng trang, bạn không cần đọc xuyên suốt từ đầu đến cuối mà có thể ưu tiên đọc bất cứ thông tin nào bạn cần. Một lời động viên, một bài test nhận diện bản thân hay vài luận điểm sắc bén cũng đủ truyền động lực thay đổi cho bạn rồi ^^.